Máy trạm workstation là gì? ưu thế vượt trội của các máy trạm so với các máy tính để bàn như thế nào, khi nào chúng ta cần sử dụng máy trạm.
Tại sao nên dùng Workstation ? Định nghĩa về Workstation:
Workstation hay máy trạm là các máy tính chuyên dùng trong các lĩnh vực truyền hình, đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, làm phim 3D, xử lí âm thanh, hình ảnh, biên tập phim, camera… Hiện tại nhiều người vẫn có thói quen dùng máy desktop để thực hiện những công việc này và ngày nay cấu hình của máy desktop cũng mạnh hơn trước nhiều nhưng việc sử dụng Workstation vẫn rất cần thiết.
Hiện nay 2 hãng MT lớn nhất thế giới Dell / HP chuyên Workstation cạnh tranh với nhau Dell Presicion và Hp WorkStation.
-Để tìm câu trả lời chi tiết và thuyết phục hơn, Xin mời các bạn hãy cùng Máy tính Duy Long đi sâu vào phân tích hệ thống giữa máy trạm – Workstation và máy tính để bàn – Desktop PC dưới đây.
Đây là một cách nhìn chi tiết về những khác biệt chính giữa các máy tính để bàn và các máy tính máy trạm. Hình ảnh minh họa dưới đây cho thấy, các chỉ số của máy trạm đều vượt trội hoàn toàn so với các máy tính để bàn thông thường như: Bộ nhớ, Card đồ họa, bộ vi xử lý và các tùy chọn mở rộng
Tìm hiểu các khái niệm:
- ECC Memory và Non – ECC Memory: Một thanh RAM có khả năng ECC (Error Checking and Correction) là một thanh RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra và vào nó. Do do, đối với một thanh RAM thông thường (Non-ECC) thì trong quá trình truyền tín hiệu ở tốc độ cao thì rất dễ bị đụng độ crash, đặc biệt là đối với các máy chủ.
- RAID: (Redundant Arrays of Inexpensive Disks) là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
- ISV(1): Independent Software Vendors – Các nhà cung cấp phần mềm độc lập, chứng nhận này được các hãng như AutoDesk, PTC, Dassault Systèmes tiến hành thử nghiệm và đưa ra những chứng thực về mức độ hiệu quả trong từng ứng dụng cụ thể. Đây cũng là một yếu tố giúp người dùng có cơ sở để lựa chọn CPU phù hợp nhất với công việc trong hiện tại và tương lai.